Review Sách Khuyến Học – Nghệ Thuật Tinh Hoa Học Vấn Nhật Bản
Được viết lần đầu tiên vào những năm 1872-1876, những quan điểm trong cuốn sách Khuyến Học có thể không còn quá mới đối với bạn đọc. Tuy nhiên, những lý lẽ, lập luận làm nên những quan điểm đó của Fukuzawa Yukichi vẫn còn giữ nguyên giá trị và là cuốn sách gối đầu giường cho bất kỳ thanh niên trẻ Nhật Bản nào dưới thời Minh Trị.
Nội dung bài viết
Thông tin cơ bản
Công ty phát hành | Nhã Nam |
Ngày xuất bản | 12-2018 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Review sách Khuyến Học
Cuốn sách bao gồm 17 chương bàn về những khía cạnh khác nhau xung quanh việc học. Dưới đây là 4 chương tiêu biểu, mang tính đột phá và hút hồn người đọc nhất của cuốn sách này.
Trời không tạo ra người đứng trên người
Tử thuở khai thiên lập địa, con người được sinh ra với sự bình đẳng cả về thể chất và trí tuệ. Nhìn vào xã hội ngày nay, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng,…
Khoảng cách ấy được tạo nên bởi một thứ duy nhất, đó là trí tuệ. Mà trí tuệ là thứ có được từ học vấn của mỗi người. Đâu phải ai sinh ra cũng đều được Trời phú học vấn uyên thâm, người với người hơn nhau ở chỗ có chịu học hay không mà thôi.

Học thì phải biết chọn lọc để học, nếu cứ đâm đầu vào học những điều “trên trời”, không thiết thực thì học bao nhiêu cũng không khá lên được. Tác giả khuyên chúng ta nên “thực học”, học những thứ có ích cho bản thân, học xong có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống được. Học như vậy vừa tiến bộ nhanh, vừa không lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của bản thân và gia đình.
Người chịu thiệt thòi nhất là những kẻ vô học
Một khi đã bước trên con đường học vấn, phải thật sự chú tâm vào việc học, “học” phải thật sự cho ra học. Đọc một câu thơ nhưng không biết ý nghĩa của câu thơ ấy là gì thì chúng ta chỉ đang học thuộc lòng, cố nhồi nhét kiến thức một cách vô nghĩa, cuối cùng sẽ chẳng đem lại một lợi ích thực tế nào cả.
Một người thợ mộc nếu chỉ biết gọi tên các vật dụng như cái đục, cái cưa mà không biết cách sử dụng chúng ra sao, không có tư duy để lắp ghép các khúc gỗ lại với nhau như thế nào để trở thành cái bàn, cái ghế thật sự thì đâu gọi là thợ mộc được. Những người như thế chỉ là “cái tủ kiến thức” suông mà thôi.
Không có gì đáng sợ hơn là ngu dốt. Một người ngu dốt sẽ không biết phải làm gì, cần làm gì. Vì vậy, họ vô tư để mặc thời gian trôi, hết ăn rồi lại ngủ, trở thành một kẻ “vô công rồi nghề”. Những người như thế này không những không giúp ích gì mà ngược lại tăng thêm gánh nặng cho đất nước, xã hội. Thật là tai hại!
Mục đích của học vấn là gì?
Nếu con người có nhà có xe, sống một cuộc sống tự lập thì chẳng có gì gọi là to tát. Đồng ý họ đã phải nỗ lực rất nhiều để có được điều kiện sống lý tưởng như vậy, nhưng chẳng phải đó chẳng phải những việc loài kiến vẫn thường làm ư. Chúng tự kiếm ăn, dự trữ thức ăn, tự xây tổ cho mình, làm việc cật lực suốt ngày không ngừng nghỉ.

Nếu như chỉ có như vậy mà thỏa mãn thì con người chúng ta hóa ra chỉ như loài kiến thôi ư, không hơn không kém. Hãy học để đạt được mục đích cao cả hơn, đó là giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội.
Há chẳng phải tất cả những điều mà con người chúng ta thừa hưởng là nhờ những thành tựu vĩ đại của cha ông chúng ta để lại hay sao. Nếu ai cũng chỉ học để kiếm kế sinh nhai, không giúp ích gì cho đời thì sự xuất hiện của loài người từ khi sinh ra đến khi chết đi vẫn không làm thế giới sự khác biệt nào cả.
Đẳng cấp địa vị đẻ ra các chí sĩ rởm.
“Chí sĩ rởm” chỉ những kẻ phụ thuộc vào đẳng cấp, địa vị của chủ nhân để hành xử công việc theo lợi ích riêng. Các thuộc hạ của các lãnh chúa dưới thời phong kiến là một ví dụ tốt.
Ngoài mặt chúng vâng lời, cúi rạp đầu, dạ thưa lễ phép. Để rồi khi được cất nhắc lên vị trí cao hơn một chút thì chúng luôn tìm cách chiếm đoạt của công để bỏ túi cho riêng mình. Hỏi thử xã hội chỉ toàn những kẻ như vậy thì làm sao phát triển được.
Nói như vậy không phải Nhật Bản không có nghĩa sĩ, nhưng số lượng nghĩa sĩ chỉ chiếm rất ít ỏi. Với lực lượng yếu ớt như vậy làm sao có thể bảo vệ và giúp đất nước Nhật Bản đi lên, sánh vai với các cường quốc phương Tây được?
Cảm nhận của độc giả

