Review Cuốn Sách Tôi Tự Học – Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2022)
Sách Tôi Tự Học của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp.
Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”.
Nội dung bài viết
Giới Thiệu Tác Giả Sách Tôi Tự Học
Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20.

Ông làm nghề viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu Đạo học, Kinh Dịch, với các biệt hiệu: Thu Giang, Hoàng Hạc, Bảo Quang Tử, Linh Chi… Ông sống cùng thời với các học giả và nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng…
Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Tôi Tự Học, Cái Cười Của Thánh Nhân, Óc Sáng Suốt, Thuật Yêu Đương,…
Thông Tin Cơ Bản Về Cuốn Sách
Ngày xuất bản | 2022-01-01 00:00:00 |
Kích thước | 13x19cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 392 |
Nhà xuất bản | NXB Trẻ |
Mục Lục Của Cuốn Sách
Dưới đây là mục lục của cuốn sách Tôi Tự Học, bạn đọc có thể tham khảo nhé!

Nội Dung Chính Của Sách Tôi Tự Học
Cuốn Tôi Tự Học là cuốn sách gối đầu giường của mình, thi thoảng lại lôi ra đọc, mỗi lần đọc là mỗi lần chiêm nghiệm ra những điều mới, điều hay nên học hỏi.
Mở đầu, tác giả đưa một vài ví dụ về việc học vẹt của nhiều người hiện nay để gợi mở và trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là người học thức”?. Một ví dụ rất tượng hình “Con chiên ăn cỏ đâu phải để nhả cỏ, mà là để biến thành bộ lông đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để nhả dâu, mà là để nhả tơ”, biết mà hành thì mới là người có học thức. Người học thức không phải cần biết thật nhiều mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.

Tại sao cần rắc rối vậy? Nhiều kẻ học vì tư lợi họ học bất kì cái gì cho mục đích danh, tiền…học vẹt một vài kiến thức để thi lấy bằng rồi khối người ngưỡng vọng? Mấy ai thực học, học vì thấy hạnh phúc đâu? Hiểu thấu, chính vậy tác giả trả lời giúp ta câu hỏi: “Học để làm gì?” tác giả cũng bất lực bó tay nếu bạn là người nằm ngửa nằm nghiêng, ăn không ngồi rồi thiếu nỗ lực, bạn nên đặt sách xuống (và cũng nên dừng đọc bài này) Học, là để mưu hạnh phúc, nghĩa là để làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng… học là để tăng sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn mình bằng thu nhận kiến thức kinh nghiệm của người khác.
Rồi nói về sự học của các bậc thiên tài, ngoài việc học rộng họ còn phải cày sâu và có một đức tin vững vàng về phương pháp của họ. Chẳng có ai có thể nói, TỰ HỌC hôm nay, ngày mai tôi thành trạng, họ học thường xuyên, bền bỉ và có phương pháp.
Những yếu tố chính ảnh hưởng tới Tự học:
- Học vấn và thời gian: tác giả chia sẻ 3 loại người: ham học, dốt, và ngụy bác học.
- Cái học bề rộng và cái học bề sâu: tác giả chia sẻ về học rộng, sâu ưu khuyết điểm
- Cố gắng: điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần
- Cố gắng mà được bền bỉ là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẫn
- Biết tổ chức sự hiểu biết của mình
- Có óc phê bình
- Biết mình – là cái học đầu tiên của người tri thức
- Học để thành công trên con đường xử thế
- Óc tinh nhuệ: tập trung tất cả sự chú ý của ta về cái con người sâu sắc phức tạp mà duy nhất là mình đây
- Biết tuyển chọn: theo tác giả cái tốt hơn là ta nên tuyển chọn tinh hoa của sách vở bất cứ thuộc thể loại gì, thời nào, cũng có cách chọn một rồi mở rộng. Và thực sự phần này tác giả nói khá rõ và nhột về thực trạng chúng ta:”Đừng bao giờ đọc bài văn bây giờ vừa với viết ngòi bút lạ, đừng đọc sách mới xuất bản, mà phải để thời gian đào thải”, ngày giờ ngắn ngủi hãy chọn sách đã chiến thắng sự đào thải của thời gian

Những điều kiện thuận tiện cho sự tự học:
- Thời gian
- Tinh thần thoải mái
- Đời sống đơn giản
- Tập trung tinh thần
- Óc tổng quan
- Óc nhân quả
- Óc tế nhị
- Óc thán thưởng
Phương tiện chính yếu cho sự tự học:
Đọc sách – tác giả nhấn mạnh chỉ có đọc sách, ngoài ra ít có phương pháp nào hơn nữa, đọc sách là phương tiện cần thiết nhất để đào tạo cho mình một cơ sở vững vàng nhất. Có lẽ chính vậy tác giả phân tích phần này rất kỹ.
1. Thế nào là sách hay: Chúng ta nên tin cậy nơi sự lựa chọn của thế kỷ đã qua. Một người có thể lầm, một thế hệ có thể lầm nhưng cả nhân loại không thể lầm. Homère, Shakespace…chắc chắn là người xứng đáng với danh tiếng của họ. Chúng ta sẽ chuộng các tác giả này hơn là các nhà chưa chịu thử thách của thời gian.
2. Phải đọc sách cách nào?:Tính cách tôn nghiêm khi đọc sách, chỉ đọc những tác phẩm hay, sách gối đầu giường, đọc sách tận nguồn (nếu có điều kiện hãy đọc sách nguyên văn, còn sách dịch cố gắng chọn sách dịch đủ không lược giản), đọc sách cần đọc đi đọc lại nhiều lần (tác giả có khuyên đọc sách hay không nên đọc sách mượn, hãy sở hữu và đọc đi đọc lại), cần đọc sách cao hơn tầm hiểu biết của mình, với bất kỳ cuốn sách nào cũng phải dành cho nó “hảo cảm”, cần ôn lại những gì ta đã đọc, đọc sách cần đồng hóa với nó và phản đối lại nó, hãy đặt câu hỏi mình muốn tìm kiếm trước khi đọc, viết lại những gì mình đọc, hãy đọc bản mục lục và trong phần này tác giả cũng gợi ý cho bạn: làm thế nào nghiên cứu một hệ thống tư tưởng?, làm thế nào để hiểu biết học thuyết mới?,…

Chúng ta cần đọc những gì?
- Tiểu thuyết tâm lý
- Đọc sử: có lẽ do tính chất đặc biệt của lịch sử, tác giả đi rất sâu về phân tích đọc sử (bạn quan tâm đọc phần này rất nên đọc cuốn này.hihi)
- Đọc báo
- Đọc những sách về thiên văn địa lý: con người, vũ trụ, con người trong không gian – thời gian
Ba yếu tố chính để xây dựng một nền văn hóa vững vàng:
- Óc khoa học
- Óc triết học
- Biết cảm xúc
Một vài nguyên tắc làm việc:
- Đi từ cái dễ đến cái khó
- Phải làm việc đều đều, không nên gián đoạn
- Học bất kỳ môn nào hãy khởi đầu bằng yếu tố đầu tiên của môn ấy
- Biết lựa chọn
- Biết quý thời gian và đặt cho nó một kỷ luật
- Biết dùng thì giờ và tiết kiệm từng chút một
- Hễ làm gì hãy làm cho hoàn tất, đừng để trở lại lần hai
- Phải có sức khỏe tốt (hãy chăm sóc sức khỏe của bạn)
Theo Ghiền Sách thấy thì bạn nên đọc cả bộ ba TÔI TỰ HỌC, ÓC SÁNG SUỐT, THUẬT TƯ TƯỞNG của tác giả để có cái nhìn toàn diện hơn về việc học.
Cảm Nhận Của Độc Giả Về Cuốn Sách


Với số điểm trung bình 4.8/5 cho sách Tôi Tự Học. Chứng tỏ đây là một tác phẩm cực kỳ giá trị mà bạn nên đọc qua một lần trong đời!
Lời Kết
Tôi Tự Học có lẽ là một câu trả lời đầy đủ nhất về ý nghĩa của việc học, cụ Nguyễn Duy Cần nêu lên những quan điểm về việc tự học cũng như mục đích của việc học vấn đối với con người. Bên cạnh đó là các loại sách nên đọc để có một tri thức rộng và chắc, các nguyên tắc làm việc. Nói chung thì đây là một quyển sách hay cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân thông qua việc tự học, tự trau dồi vốn kiến thức sâu rộng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công.
Hẹn gặp lại!